Cách làm Bánh trôi nước là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Hàn thực mỗi năm. Còn ít ngày nữa là đến 3/3 âm lịch rồi, chúng ta cùng làm bánh trôi nước cho ngày Tết đặc biệt này nhé!
Nguyên liệu làm bánh trôi nước
Bột nếp 400 gr Đường thốt nốt 4 gr (Đường thẻ) Dừa nạo 50 gr Mè trắng 2 muỗng canh
Cách làm bánh trôi nước
Thực hiện
Bước 1
Trộn bột nếp với khoảng 1 chén nước trong tô, nhào đều thành một hỗn hợp bột đồng nhất. Vo bột nếp thành những viên tròn, nhỏ, ấn dẹp, cho đường thốt nốt vào giữa, vo lại để bột không có kẽ hở.
Nếu bột nhão quá thì thêm bột, còn nếu khô quá thì thêm nước vào.
Cách làm bánh trôi nước - ảnh 1.
Bước 2
Đun sôi nồi nước, cho bánh vào luộc. Khi thấy bánh nổi lên, vớt bánh ra.
Cách làm bánh trôi nước - ảnh 2.
Bước 3
Chuẩn bị sẵn một tô nước lọc, để nguội, cho bánh vào rồi vớt ra luôn. Mè trắng rang qua cho thơm.
Cách làm bánh trôi nước - ảnh 3.
Bước 4
Cuối cùng chỉ việc rắc mè trắng, dừa nạo lên trên bánh là thưởng thức ngay thôi! Nhìn ngon quá phải không nhỉ?
Món cá lóc hấp bầu này mình học trên mạng nên đã làm thử. Bầu khi ăn ngọt, kết hợp với thịt cá lóc mềm, đủ chín. Biến tấu thêm chút nấm mèo, miến và vị cay nhẹ, đậm đà của nước chấm rất đặc biệt. Món này mà dành tặng anh xã nhậu cùng bạn bè thì tuyệt vời.
Nguyên liệu làm cá lóc hấp bầu
Bầu 1 trái Cá lóc 1 con Nấm mèo 50 gr Miến 50 gr Hành lá 100 gr Ớt 1 trái Hạt nêm 1 muỗng cà phê Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê Muối 1/2 muỗng cà phê Tiêu 1/2 muỗng cà phê
Cách làm cá lóc hấp bầu
Chuẩn bị
Bước 1
Cho tất cả nguyên liệu ra đĩa. Cá lóc làm sạch, cạo sạch vảy, để nguyên con. Sau đó, dùng dao nhỏ rọc 1 đường bụng theo chiều dài con cá. Lấy phần ruột ra, rửa sạch lại với nước.
Bước 2
Bầu rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt bỏ 2 phần đầu. Dựng trái bầu lên, dùng dao cắt 1 đường từ trên xuống, không cắt dứt rời. Cắt tiếp 1 đường sao cho khoảng cách đường thứ 1 và đường thứ 2 chừng 1-1.5cm tạo thành 1 ranh rỗng để có thể cho cá vào. Múc bỏ phần ruột ra, cắt thành răng cưa như hình.
Bước 3
Nấm mèo, miến ngâm nước cho mềm, cắt nhỏ, để riêng.
Thực hiện
Bước 1
Cho nấm mèo, miến, hành lá cắt nhỏ, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu vào tô, trộn đều.
Bước 2
Chuẩn bị kim chỉ đã sâu vào sẵn như hình.
Bước 3
Nhồi hỗn hợp nấm mèo, miến vào bên trong con cá. Dùng kim chỉ may lại cho cố định.
Khi may bạn may theo hình chữ Z hoặc X. Khoảng cách khâu giữa đoạn thứ nhất và đoạn thứ 2 là 1cm. Làm như vậy khi cá hấp chín, thịt sẽ không bị bở ra, giữ nguyên được hình dạng con cá.
Bước 4
Đặt con cá lóc vào bên trong trái bầu. Trong lúc đó, đun sôi nồi chuẩn bị hấp cá.
Bước 5
Cho bầu nhồi cá vào, hấp cách thủy khoảng 25-30 phút cho cá chín hẳn.
Không mở nắp nồi thường xuyên để cá chín đều.
Bước 6
Lấy món ăn ra đĩa, trang trí tùy thích. Bạn có thể chấm kèm nước mắm chua cay nhé! Nào, cùng trổ tài thôi.
Bò bía mặn là món ăn vặt ưa thích của người miền Nam bởi sự kết hợp hương vị rất hài hòa của rau xà lách với sắn giòn giòn, trứng, lạp xưởng, ruốc cùng với nước chấm tương hột đậm đà vị tỏi. Cách làm bò bía mặn không hề khó. Hãy thử một lần thưởng thức hương vị miền Nam này nhé.
Nguyên liệu làm bò bía mặn
Củ sắn 2 củ Lạp xưởng 2 cây Trứng gà 2 quả Ruốc sấy 100 gr Đậu phộng 50 gr Muối 1 muỗng cà phê Hạt nêm 1 muỗng cà phê Hành tím băm 10 gr Tỏi băm 10 gr Ớt băm 3 gr Dầu ăn 40 ml Tương hột Tương Hột 250 gr Đường trắng 2 muỗng canh Bơ đậu phộng 1 muỗng canh
Cách làm bò bía mặn
Thực hiện
Bước 1
Phi thơm 10g hành tím băm và tỏi băm với 15ml dầu ăn rồi cho củ sắn đã cắt sợi vào xào đến vừa chín không mềm quá. Nêm 1 muỗng muối và hạt nêm cho vừa ăn rồi vớt ra để nguội.
Cách làm bò bía mặn - ảnh 1.
Bước 2
Luộc lạp xưởng đến cạn nước hạ lửa nhỏ, đảo đều tay cho lạp xưởng săn lại rồi thái mỏng.Đun nóng 10ml dầu ăn, đem trứng chiên chín rồi đem cắt sợi nhỏ.
Cách làm bò bía mặn - ảnh 2.
Bước 3
Xay nhuyễn tương hột rồi lượt qua rây cho mịn. Phi hành tỏi băm còn lại với 15ml dầu ăn cho thơm rồi cho tương hột đã lượt vào chảo, thêm 100ml nước và bơ đậu phộng, đường vào. Nêm nếm vừa ăn để sôi rồi tắt bếp.
Cách làm bò bía mặn - ảnh 3.
Bước 4
Nước chấm đạt yêu cầu là tương không lỏng cũng không đặc quá, vừa béo bơ đậu phộng vừa có vị mặn vừa phải của tương hột. Rắc thêm đậu phộng rang giã nhuyễn và thêm ớt băm vào là ta có chén nước chấm đậm đà không thua kém ngoài hàng.
Cách làm bò bía mặn - ảnh 4.
Bước 5
Chọn bánh tráng loại dẻo, thấm nước cho mềm và cuốn lần lượt rau salad, rau thơm rồi sắn, lạp xưởng, trứng, tép sấy vào. Cuốn chặt tay để cuốn bò bía không bị rơi ra nhé! Chấm ăn kèm cùng nước chấm đã pha là ngon hết ý.
Cách làm bò bía mặn - ảnh 5.
Bước 6
Bò bía mặn là món ăn vặt ưa thích của người miền Nam bởi sự kết hợp hương vị rất hài hòa của rau xà lách với sắn giòn giòn, trứng, lạp xưởng, ruốc cùng với nước chấm tương hột đậm đà vị tỏi. Cách làm bò bía mặn không hề khó. Hãy thử một lần thưởng thức hương vị miền Nam này nhé.
Cách nấu chè chuối là món ăn dân dã quen thuộc với rất nhiều người, vị béo nước cốt dừa, vị ngọt thơm của chuối chín vừa tới ăn cùng đậu phộng rang và dừa nạo sẽ khiến bạn không thể nào quên được.
Nguyên liệu làm chè chuối bột báng
Chuối 500 gr (chuối sứ chín) Bột báng 60 gr Đường trắng 120 gr Muối 1/2 muỗng cà phê Bột khoai 60 gr (chuối sứ chín) Nước cốt dừa 400 ml
Cách làm chè chuối bột báng
Thực hiện
Bước 1
Ngâm 500gr chuối trong 700ml nước có 1/4 muỗng cà phê muối trong 5 phút.
Cách nấu Chè chuối bột báng - ảnh 1.
Bước 2
Ngâm 60gr bột khoai và 60gr bột báng trước 2 tiếng cho nở rồi nấu với 700ml nước. Thêm 1/4 muỗng cà phê muối và 120gr đường trắng vào rồi thêm 400ml nước cốt dừa. Cuối cùng cho chuối cắt lát vào nấu 20 phút cho chuối thấm đều rồi tắt bếp.
Cách nấu Chè chuối bột báng - ảnh 2.
Bước 3
Vậy là đã hoàn thành xong nồi chè, rắc thêm đậu phộng rang và dừa nạo là hết ý. Chè chuối bột báng nước cốt dừa béo ngậy, chuối chín vừa tới ngọt thơm ăn cùng bột báng và bột khoai sẽ làm bạn ăn mãi không dừng.
Để có được món bún chả thơm ngon hoàn hảo thì điều quan trọng là phải làm được thức chấm đậm đà. Sau đây là cách pha nước chấm bún chả rất được ưa chuộng.
Nguyên liệu làm nước chấm bún chả
Tỏi 2 tép Ớt 3 trái Nước mắm 1 muỗng canh Đường trắng 1 muỗng canh Giấm 1 muỗng canh
Cách làm nước chấm bún chả
Thực hiện
Bước1
Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Ớt cắt nhuyễn.
Cách pha nước chấm bún chả - ảnh 1.
Bước2
Cho vào chén 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh giấm và 5 muỗng canh nước lọc, khuấy tan. Sau đó, cho tỏi và ớt băm vào trộn đều.
Cách pha nước chấm bún chả - ảnh 2.
Cách pha nước chấm bún chả - ảnh 3.
Bước3
Khi thưởng thức có thể cho thêm đồ chua vào nước chấm.
Bò bía mặn là món ăn vặt ưa thích của người miền Nam bởi sự kết hợp hương vị rất hài hòa của rau xà lách với sắn giòn giòn, trứng, lạp xưởng, ruốc cùng với nước chấm tương hột đậm đà vị tỏi. Cách làm bò bía mặn không hề khó. Hãy thử một lần thưởng thức hương vị miền Nam này nhé.
Nguyên liệu làm bò bía mặn
Củ sắn 2 củ Lạp xưởng 2 cây Trứng gà 2 quả Ruốc sấy 100 gr Đậu phộng 50 gr Muối 1 muỗng cà phê Hạt nêm 1 muỗng cà phê Hành tím băm 10 gr Tỏi băm 10 gr Ớt băm 3 gr Dầu ăn 40 ml Tương hột Tương Hột 250 gr Đường trắng 2 muỗng canh Bơ đậu phộng 1 muỗng canh
Cách làm bò bía mặn
Thực hiện
Bước 1
Phi thơm 10g hành tím băm và tỏi băm với 15ml dầu ăn rồi cho củ sắn đã cắt sợi vào xào đến vừa chín không mềm quá. Nêm 1 muỗng muối và hạt nêm cho vừa ăn rồi vớt ra để nguội.
Bước2
Luộc lạp xưởng đến cạn nước hạ lửa nhỏ, đảo đều tay cho lạp xưởng săn lại rồi thái mỏng.Đun nóng 10ml dầu ăn, đem trứng chiên chín rồi đem cắt sợi nhỏ.
Bước3
Xay nhuyễn tương hột rồi lượt qua rây cho mịn. Phi hành tỏi băm còn lại với 15ml dầu ăn cho thơm rồi cho tương hột đã lượt vào chảo, thêm 100ml nước và bơ đậu phộng, đường vào. Nêm nếm vừa ăn để sôi rồi tắt bếp.
Bước5
Nước chấm đạt yêu cầu là tương không lỏng cũng không đặc quá, vừa béo bơ đậu phộng vừa có vị mặn vừa phải của tương hột. Rắc thêm đậu phộng rang giã nhuyễn và thêm ớt băm vào là ta có chén nước chấm đậm đà không thua kém ngoài hàng.
Bước6
Chọn bánh tráng loại dẻo, thấm nước cho mềm và cuốn lần lượt rau salad, rau thơm rồi sắn, lạp xưởng, trứng, tép sấy vào. Cuốn chặt tay để cuốn bò bía không bị rơi ra nhé! Chấm ăn kèm cùng nước chấm đã pha là ngon hết ý.
Bước6
Bò bía mặn là món ăn vặt ưa thích của người miền Nam bởi sự kết hợp hương vị rất hài hòa của rau xà lách với sắn giòn giòn, trứng, lạp xưởng, ruốc cùng với nước chấm tương hột đậm đà vị tỏi. Cách làm bò bía mặn không hề khó. Hãy thử một lần thưởng thức hương vị miền Nam này nhé.
Cách làm chuối sấy giòn với những lát chuối tiêu chín vừa tới, được đem sấy trong lò nướng ở 90 độ C cho đến khi chuối giòn là được. Nếu muốn ăn chuối dẻo thì bạn chỉ cần sấy khoảng 15 phút là được.
Nguyên liệu làm chuối sấy giòn
Chuối 10 trái (Chuối Tiêu) Muối 1 muỗng cà phê Nước cốt chanh 1 muỗng canh
Dụng cụ thực hiện làm chuối sấy giòn Lò nướng , Khay nướng
Cách làm chuối sấy giòn
Thực hiện
Bước 1
Chuối tiêu vừa chín tới, đem lột bỏ vỏ, chỉ, thái lát không quá mỏng. Sau đó, cho chuối vào ngâm trong 1.2 lít nước, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút rồi đổ chuối ra rổ, để ráo hoặc lau khô.
Bước 2
Xếp các lát chuối lên vỉ, cho vào lò nướng sấy ở nhiệt độ 90 độ C trong thời gian 4-5 tiếng. Trong thời gian sấy bạn nhờ quà tiếng thì trở mặt chuối cho cho chuối khô ráo đều.
Lưu ý: Nếu thời tiết nơi bạn ở có nắng nóng, thì bạn phơi 2-3 nắng, miễn sao những lát chuối khô ráo giòn thơm là được.
Bước 3
Chuối sấy giòn với những lát chuối sấy giòn ngọt hấp dẫn. Có thể dùng làm món ăn vặt nhâm nhi cho đỡ buồn miệng.
Nha đam đường phèn là một loại thức uống được xem như thần dược với nhiều công dụng cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Vậy bạn đã thực sự hiểu hết công dụng của loại thức uống này chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay ngay nhé.
Thanh nhiệt
Một trong những công dụng nổi bật nhất của loại thức uống này đó là thanh nhiệt. Như chúng ta đã biết, cả nha đam và đường phèn đều có tính mát. Khi kết hợp với nhau sẽ giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể vô cùng hiệu quả.
Những Công Dụng Bất Ngờ Của Nước Nha Đam Đường Phèn - ảnh 1.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong nha đam vốn có chứa nhiều chất xơ có tác dụng kích thích ruột hoạt động thường xuyên. Giữ cho hệ tiêu hóa không bị tắc ngẽn. Việc uống nước nha đam đường phèn thường xuyên cũng sẽ giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày. Thậm chí còn còn tiêu diệt giun sán và kí sinh trùng trong cơ thể.
Làm đẹp hiệu quả
Nước nha đam đường phèn có tác dụng giúp hydrat hóa các tế bào da và cung cấp hàng loạt các vitamin và chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe và làn da một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nha đam còn có công dụng giúp trị mụn, làm sạch gàu và mượt tóc nữa đấy.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nếu uống nước nha đam đường phèn thường xuyên, cơ thể bạn sẽ được cung cấp một lượng lớn hợp chất polysaccharide, các hợp chất này giúp cơ thể sản xuất macrophage là một yếu tố quan trọng trong hệ thống miễn dịch để phòng ngừa các tác nhân có hại cho cơ thể từ bên ngoài.
Những Công Dụng Bất Ngờ Của Nước Nha Đam Đường Phèn - ảnh 2.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời của nha đam đường phèn, bạn hãy thêm loại thức uống này vào thực đơn gia đình mình để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày nhé.
Gỏi cuốn là một món ăn ngon được nhiều người yêu thích bởi rất dễ ăn và có thể biến tấu thành nhiều công thức đa dạng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách làm gỏi cuốn cực thơm ngon và đơn giản. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Gỏi cuốn tôm rau củ
Chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi cuốn
- Bánh tráng: 8 miếng
- Dưa leo: 2 trái
- Xà lách: 8 lá
- Bạc hà: 24 lá
- Tôm tươi: 500 gram
- Ngò rí: 100 gram
Cách làm gỏi cuốn tôm rau củ
Bước 1: Cà rốt, dưa leo thái sợi dài. Ngò rí và bạc hà rửa sạch, nhặt lấy phần lá. Tôm luộc chín, bóc vỏ., chừa phần đuôi cho đẹp nhé.
Bước 2: Bánh tráng nhúng nước cho ướt rồi trải ra một mặt phẳng sạch, bạn xếp tôm theo chiều dọc rồi xếp lá bạc hà lên trên, kế tiếp là lớp xà lách và rau củ. Cuốn bánh chặt tay lại, cứ làm như thế cho đến khi hết nguyên liệu.
Bước 3: Xếp gỏi cuốn ra đĩa và ăn kèm cùng sốt bơ đậu phộng hoặc nước mắm chanh tỏi ớt cũng đều rất ngon nhé.
2 Cách Làm Gỏi Cuốn Thơm Ngon Khó Cưỡng - ảnh 1.
Gỏi cuốn chay cầu vồng
Chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi cuốn
- Bánh tráng: 12 miếng
- Dưa leo: 2 trái
- Ớt chuông: 2 trái
- Bắp cải tím: 100 gram
- Bún tươi: 100 gram
- Nước ép thơm: 2 muỗng canh
- Nước mắm chay: 1 muỗng canh
- Nước: 1 muỗng canh
- Nước cốt chanh: 1 muỗng canh
- Tỏi: 3 tép
- Ớt hiểm: 1 trái
Cách làm gỏi cuốn chay cầu vồng
Bước 1: Tỏi và ớt hiểm băm nhỏ. Hòa tan 1 muỗng canh nước mắm chay, 1 muỗng canh nước, 2 muỗng canh nước ép thơm, 1 muỗng canh nước cốt chanh và tỏi ớt băm nhuyễn vào một chén nhỏ, khuấy đều để làm nước chấm.
Bước 3: Thấm nước cho bánh tráng mềm, rồi trải ra mặt thớt sạch hoặc đĩa rộng, cho lần lượt các loại rau củ vào, cuối cùng là bún. Sau đó gấp 2 cạnh trái phải vào, và cuốn chặt tay.
Bước 4: Xếp gỏi cuốn ra đĩa, dọn kèm cùng nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Bạn có thể cắt đôi miếng gỏi cuốn để tăng sự hấp dẫn cho món ăn.
2 Cách Làm Gỏi Cuốn Thơm Ngon Khó Cưỡng - ảnh 2.
Chúc bạn thành công và có một bữa ăn thật ngon miệng với 2 cách làm gỏi cuốn cực đơn giản này nhé.
Cách luộc gà ngon đúng chuẩn để có thành phẩm ngon ngọt, đẹp mắt, không bị khô hay bở. Nếu bạn nấu ăn chưa được thành thục thì phải nắm những bí quyết cơ bản để luộc thịt gà thật ngon nhé!
Cách chọn gà tươi ngon đúng chuẩn:
Bạn nên chọn mua gà ta, nếu chọn mua gà sống thì bạn nên chú ý chọn gà khoẻ mạnh. Những con gà khỏe mạnh sẽ có lông bóng mượt, áp sát thân, màu lông sáng. Với gà ta đã làm sẵn, chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên và mỏng đều toàn thân. Thịt gà săn chắc, phao câu nhỏ, mỡ vàng không nhiều ở phần cổ và phần đùi. Gà công nghiệp luộc thịt sẽ bị mềm bở, không giòn và ngon, vì vậy bạn nên chọn gà ta hoặc gà thả vườn.
Cách luộc gà ngon ngọt đẹp mắt:
Cho gà vào nước lạnh rồi mới đun sôi
Cho gà vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy thịt sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Nếu để nước sôi mới cho vào, gà khó chín đều, da sẽ nứt. Nếu là gà đông lạnh, cần để rã đông hoàn toàn rồi mới luộc. Còn không, chẳng những bạn phải luộc rất lâu và không biết khi nào thịt mới chín hẳn.
Lưu ý: Khi luộc gà cần để bụng gà phía dưới . Nồi luộc không nên quá to vì thời gian luộc sẽ lâu hoặc quá nhỏ sẽ làm cho gà không chín đều
Cách Luộc Gà ngon ngọt vàng ươm đẹp mắt mà không bị khô - ảnh 1.
Để lửa nhỏ khi thấy nước luộc gà đã sôi
Khi luộc gà chú ý để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước vào nồi sao cho vừa ngập gà. Chọn nồi vừa phải không to và không nhỏ quá khi luộc. Khi nước trong nồi luộc gà đã sôi, lúc này nên vặn nhỏ lửa. Nếu để sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên, ra thành phẩm sẽ rất xấu. Sau khi nước sôi được khoảng 5 phút, vặn nhỏ gas hết cỡ. Để thêm trong vòng 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút.
Cách kiểm tra thịt gà chín
Bạn có thể thử xem gà đã chín chưa bằng cách dùng đũa chọc vào gà. Nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu hồng là đã chín.
Luộc một con gà ngon và nhanh nhất khoảng 20 phút (thường là là 30 phút). Nhưng để gà luộc chín đều, da vàng óng phải mất khoảng 45-60 phút (để lửa nhỏ).
Cách làm da gà vàng ươm bóng lưỡng đẹp mắt
Để gà luộc da vàng trông mọng, màu da vàng tươi tắn, sau khi vớt ra, nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nên nhớ nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn các bạn mới lấy ra đĩa. Nếu không làm như vậy, da gà sẽ bị khô và xỉn màu không đẹp. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng dùng 1 củ nghệ gọt vỏ rồi giã nhỏ vắt lấy nước trộn với phần mỡ gà đã chiên lên ra mỡ quét một lớp lên da gà, chúng ta sẽ có món gà luộc màu vàng bóng và căng mượt.
Cách Luộc Gà ngon ngọt vàng ươm đẹp mắt mà không bị khô - ảnh 2.
Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách luộc gà ngon ngọt vàng ươm đẹp mắt mà không bị khô nhé!